Tiêm filler là phương pháp không dao kéo, thực hiện đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng nên nhiều cơ sở không có giấy phép hoạt động cũng có thể lôi kéo, dụ dỗ khách hàng. Khi chất làm đầy filler chưa ra đời, người ra chỉ biết đến phẫu thuật thẩm mỹ không dao kéo là bằng silicone dạng lỏng. Xong, thực tế chứng minh, chất làm đầy này có nhiều phản ứng trên cơ thể, gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng tới nhan sắc của nhiều người đã trải nghiệm. Và silicone đã bị cấm vào năm 1990 cho đến sau này.
Tìm hiểu thêm:
· Thực hư tiêm filler có hại không? Xem tại đây
· Thực sự bạn có nên độn cằm bằng filler không
Có rất nhiều tin đồn và biến chứng mà do các kỹ thuật tiêm yếu kém và chất làm đầy không rõ nguồn gốc gây hoang mang dư luận. Thực hư chất này có an toàn không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua phân tích của chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực làm đẹp dưới đây nhé.
Ths.Bs Lê Viết Hải (đã có hơn 20 năm kinh nghiệm tu nghiệp trong và ngoài nước, nguyên là Tổng giám đốc điều hành Viện thẩm mỹ Y Khoa Dr.Hải Lê – 314 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với phóng viên trang lamdep.net.vn về thực hư việc tiêm filler làm đẹp (nâng mũi, độn cằm…) như sau:
Cải tiến từ nhu cầu làm đẹp không thẩm mỹ tiêm silicone dạng lỏng nguy hại trước đây, Filler đã ra đời. Thành phần chính của filler làm đầy là Hyaluronic Axit là hợp chất tương đồng với mô tế bào cơ thể người. Filler cũng được chứng nhận an toàn và hiệu quả bởi các tổ chức uy tín trên thế giới như FDA (Hoa Kỳ), sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường châu Âu. Sản phẩm sẽ có mã số để khách hàng kiểm tra.
Với thủ thuật đơn giản nên nhiều cơ sở không được cấp phép hoạt động tiến hành làm chui để thu lợi nhuận. Theo Bộ Y tế quy định, bác sĩ tiêm filler phải có bằng cấp, có kinh nghiệm chuyên môn để tạo những mũi tiêm chuẩn xác, tránh tính trạng tiêm trúng tĩnh mạch, vào màu máu và tổn hại tới vùng làm đẹp, hoại tử vùng điều trị…
Hiện nay, cơ sở thẩm mỹ mọc lên như nấm, đặc biệt ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan… vẫn có những thợ cắt tóc, làm móng tay ngang nhận tiêm filler cho khách. Điều này thật nguy hại!
Filler cũng bị làm giả với các mức giá khác nhau. Các cơ sở không được cấp phép thường chỉ nhập filler giá rẻ để tăng lợi nhuận mà bất chấp sự an toàn của khách hàng. Có thể, những chế phẩm filler không chính hãng tuy có cùng công thức cấu tạo từ Axit Hyaluronic nhưng tùy thuộc vào công nghệ điều chế sẽ cho ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau. Vì vậy, các bạn phải tìm hiểu kỹ hơn về thông tin sản phẩm trước khi lựa chọn.
Ngoài ra, dù bạn đã có filler đạt chuẩn chính hãng nhưng thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn kém thì khả năng kỹ thuật tiêm sẽ không cao, vẫn có nguy cơ biến chứng. Filler chính hãng được bác sĩ có giấy phép hành nghề tiêm sẽ đảm bảo tỷ lệ an toàn rất cao. Bạn hãy lựa chọn bác sĩ thực hiện cho mình vì chính họ là người chịu trách nhiệm khi biến chứng xảy ra.